Rụng tóc trên đầu đã đáng buồn lắm rồi, rụng lông mày còn chán hơn thế nữa. Điều này là vì lông mày là một trong những đặc điểm gương mặt quan trọng và giàu tính biểu cảm nhất, không chỉ là vì vẻ đẹp thẩm mỹ, mà còn để che chở và bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và mồ hôi.
Ấy vậy mà chúng ta thường xem nhẹ lông mày và hay để chúng mọc quá dài tới mức cần phải nhổ hoặc tỉa, nhất là khi ta lớn tuổi hơn.
Nguyên nhân gì khiến lông mày rụng?
Những nguyên nhân gây rụng lông mày
Thật ra có rất nhiều nguyên nhân khiến lông mày bị rụng, có thể kể tới:
Rụng tóc từng mảng – Tình trạng này gây rụng tóc trên đỉnh đầu, và cũng có thể ảnh hưởng đến cả chân mày. Đây là một bệnh mà trong đó hệ miễn dịch nhầm lẫn một phần cơ thể – trong trường hợp này là các nang lông trên chân mày – là yếu tố xâm lấn từ bên ngoài, như vi khuẩn hoặc virus, cần phải tấn công. Vì vậy, các nang lông sẽ làm chậm hoặc ngưng sản xuất lông, dẫn đến rụng lông ở một số điểm hoặc rụng hoàn toàn tất cả lông mày.
Thiếu hụt dinh dưỡng – Cơ thể cần nhiều dưỡng chất khác nhau, trong đó có protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, axit amin, và axit béo. Một số dưỡng chất nói trên có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lông. Nếu bạn thiếu bất kỳ dưỡng chất thiết yếu nào thì đều có thể gây rụng lông. Ví dụ, thiếu vitamin A hoặc kẽm có thể làm suy giảm sự tăng trưởng của tế bào, còn thiếu biotin, sắt, vitamin C, cysteine, hoặc vitamin E, B-12, hoặc D cũng đều ảnh hưởng đến việc rụng lông.
Bệnh chàm – Sưng viêm da được gây nên bởi hệ miễn dịch quá nhạy cảm, gây đỏ, ngứa, rỉ máu, và kích ứng. Khi nang lông nằm trong vùng da bị sưng viêm thì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của lông.
Bệnh vảy nến – Cũng là một bệnh tự miễn, vảy nến khiến cho tế bào da nhân lên quá nhanh, tạo nên những mảng đỏ, đóng vảy đau đớn làm tắc nang lông và đình trệ sự tăng trưởng lông.
Viêm da do tiếp xúc – gây nên bởi một dị ứng nguyên hoặc một chất gây kích thích độc hại, hình thức viêm da này có thể làm đình trệ sự tăng trưởng của lông trong các nang lông quanh vùng chân mày.
Nấm da – Tình trạng nhiễm nấm này gây nên những mảng trông như chiếc nhẫn trên chân mày, khiến lông rụng ra và để lại những mảng trụi lông trên hàng chân mày.
Bệnh tuyến giáp – Khi tuyến giáp sản sinh quá nhiều hoặc quá ít hormone điều phối sự trao đổi chất, nó sẽ làm gián đoạn các quá trình phát triển lông bình thường của cơ thể. Chính vì vậy, rụng lông mày là một triệu chứng thường gặp khi bị suy giáp trạng hoặc cường giáp.
Có thể bạn muốn biết: Bất ngờ với những cách kích thích lông mày mọc dài, dày nhanh từ tự nhiên.
Stress và lo âu quá độ – Các yếu tố tâm lý có thể làm giảm oxy đến các nang lông và làm biến đổi nặng nề lượng hormone, góp phần làm rụng lông mày.
Mang thai và sinh nở – Điều này có thể làm biến động các hormone và hóa sinh ở phụ nữ, dẫn đến rụng lông.
Quá trình lão hóa tự nhiên – Bạn càng lớn tuổi thì lượng testosterone (ở đàn ông) hoặc estrogen (ở phụ nữ) càng giảm và có thể dẫn đến thưa tóc.
Nhổ lông mày – Nhổ lông từ cùng nang lông dần dần sẽ khiến nang lông ấy ngưng mọc lông. Người ta hay nhổ lông mày quá nhiều, và làm như vậy dần sẽ khiến vùng này không mọc lông nữa.
Hóa trị liệu – Được thiết kế để ngăn các tế bào ung thư phân chia quá nhanh, hóa trị liệu gây ảnh hưởng tạm thời lên các nang lông và khiến cho lông tóc trên đầu rụng hết.
Giải pháp khắc phục tình trạng rụng lông mày
Nếu bạn đang bị rụng lông mày, một cách để có được bộ chân mày rậm, khỏe mạnh, lôi cuốn vĩnh viễn là phẫu thuật phục hồi chân mày.
Một cách khôi phục hàng chân mày khác là sử dụng sản phẩm mọc lông mày, điển hình là thuốc mọc lông mày Aveline (https://aveline.vn/san-pham/thuoc-moc-long-may-aveline.html). Với sức mạnh của chuỗi axit amin và tinh chất tăng cường, Aveline kích thích lông mới mọc, đồng thời nuôi dưỡng sợi lông từ sâu bên trong bằng vitamin E, giúp lông chắc khỏe hơn. Các hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên trong thuốc giúp lông duy trì độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô và gãy rụng. Hiệu quả sản phẩm có thể được cảm nhận rõ chỉ sau 3 tuần sử dụng.