Có rất nhiều nguyên nhân khiến râu bị rụng. Có thể là do bệnh tật, sức khỏe kém, rụng râu tự nhiên, mất cân bằng hormone, stress, hoặc chế độ dinh dưỡng kém.
Bài viết này sẽ điểm qua 6 nguyên nhân gây rụng râu, cùng với những phương pháp khắc phục hữu ích giúp bạn khôi phục lại bộ râu hoành tráng của mình.
Một số chi tiết đáng lưu ý:
- Mỗi ngày bạn rụng một ít sợi râu theo chu kỳ tăng trưởng tự nhiên của râu.
- Sự tăng trưởng của râu được kích thích bởi các hormone nam; khi lượng hormone này sụt giảm, râu sẽ bị rụng.
- Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây rụng râu.
- Tóc và râu đều có thể bị rụng vì căng thẳng thường xuyên.
- Chăm sóc râu quá mức cần thiết có thể phản tác dụng và gây hư tổn râu.
- Rụng tóc từng mảng có thể gây rụng râu.
6 lý do khiến râu bị rụng
Nội dung chính
1. Chu kỳ tăng trưởng tự nhiên của râu
Râu phát triển theo một chu kỳ tăng trưởng bao gồm các giai đoạn anagen, catagen, và telogen, giống như tóc.
Cụ thể các giai đoạn trên là:
- Giai đoạn tăng trưởng anagen, kéo dài 2-6 năm.
- Giai đoạn chuyển tiếp catagen, kéo dài 1-2 tuần.
- Giai đoạn nghỉ telogen, kéo dài 2-4 tháng.
Sau đó nang lông lại tiếp tục lặp lại chu kỳ ấy.
Chính vì thế, râu của bạn sẽ rụng hàng ngày, nhưng không phải râu những chỗ ấy sẽ mất đi luôn.
Cơ thể của bạn sẽ trải qua những giai đoạn tăng trưởng tự nhiên đối với râu.
Những sợi râu cũ sẽ bị đẩy ra sau khi giai đoạn nghỉ telogen kết thúc, rồi các nang lông sẽ quay trở về với giai đoạn tăng trưởng anagen, sản sinh ra sợi râu mới ở cùng “ống.”
Trung bình một bộ râu rậm dày có khoảng 30.000 sợi râu, và mỗi ngày thường sẽ rụng từ 50-100 sợi râu.
Ở bất kỳ thời điểm nào, khoảng 10% số râu sẽ ở trong giai đoạn nghỉ telogen, chuẩn bị rụng để nang lông có thể sản sinh sợi râu mới từ cùng ống khi nó trở lại giai đoạn anagen.
Chính vì điều này, khi bạn chải râu hay làm gì mà thấy có sợi râu rơi ra thì chưa chắc đã phải là bản thân mắc bệnh rụng râu.
Thay vào đó, bạn nên để ý kỹ đến tình trạng râu xem nó có bị thưa đi hay xuất hiện những mảng trụi râu rõ rệt không.
2. Lượng testosterone và DHT suy giảm
Sự tăng trưởng của sợi râu được kích hoạt và điều phối bởi các hormone androgen nam.
Cụ thể, testosterone bồi dưỡng cho các nang lông phát triển và giúp chúng tăng kích thước, còn một hormone gọi là DHT cung cấp năng lượng cho quá trình tăng trưởng.
Nam giới có lượng hormone androgen thấp thì khó lòng mà mọc râu được, còn phụ nữ có lượng androgen cao bất thường, như là khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, thì sẽ bị mọc râu (hay còn gọi là chứng rậm lông).
Nếu râu bạn rậm tự nhiên thì nhiều khả năng khi râu phát triển trên mặt, bạn có lượng hormone androgen khá cao.
Nếu bỗng dưng bạn thấy râu rụng và thưa hẳn đi thì có thể lượng testosterone và DHT đang suy giảm.
Những biến động nhỏ ở các hormone này không khiến râu rụng, và thường khi người ta càng lớn tuổi thì lượng testosterone càng giảm. Tuy nhiên, nếu chúng bị tụt quá nhiều thì rất có thể râu của bạn sẽ rụng nhanh và nhiều hơn nữa.
3. Thiếu hụt các nguyên tố vi lượng và ăn kiêng quá mức
Thiếu bất kỳ vitamin và khoáng chất (nguyên tố vi lượng) chủ yếu nào cũng đều có thể khiến râu rụng nhanh hơn.
Điều này thực sự đúng đối với các loại vitamin B có vai trò thiết yếu trong việc sản xuất keratin và collagen, ví dụ như biotin.
Song không chỉ có biotin, nhiều loại nguyên tố vi lượng khác như vitamin D, kẽm, magie, canxi, vitamin A, vitamin K2, và vitamin E đều đóng vai trò lớn trong các chức năng nội tiết và chuyển hóa enzyme cần thiết để các nang lông hoạt động hết khả năng.
Chính vì thế, bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp chất lượng cao và có một chế độ ăn uống với đủ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mà không bỏ qua các nhóm dinh dưỡng đa lượng (chất béo, carb, protein).
Ngoài thiết hụt vitamin và khoáng chất, ăn kiêng quá mức cũng có thể khiến râu rụng.
Tóm lại, cắt giảm quá nhiều ca-lo sẽ giới hạn năng lượng cần để cơ thể duy trì các quá trình tự nhiên của mình.
Một trong những bộ phận đầu tiên hoạt động kém đi chính là hệ nội tiết, và điều này thường khiến lượng testosterone và DHT suy giảm. Nếu tiếp tục ăn uống như vậy thì râu sẽ thưa dần đi.
4. Căng thẳng thường xuyên và kéo dài
Nếu bạn từng bị stress nặng và kéo dài, cho dù là về công việc, tiền bạc, tình cảm, hoặc tình cảnh gì đó, cơ thể bạn sẽ gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe.
Những ảnh hưởng tiêu cực nói trên có thể là do lượng hormone stress, cortisol, tăng cao.
Cortisol tăng theo độ stress và nếu nó cứ ở mức cao trong thời gian dài thì có thể gây rối loạn hoạt động của cơ thể.
Cortisol còn có thể khiến râu rụng nhanh hơn, và dưới đây là một số lý do:
- Cortisol đẩy mạnh tình trạng rụng tóc telogen, gây rối loạn quá trình tăng trưởng tự nhiên của nang lông, đồng thời đẩy nhiều sợi râu vào giai đoạn nghỉ.
- Cortisol kìm hãm các hormone androgen như testosterone và DHT. Một phần không chỉ là vì cortisol tranh giành nguyên liệu thô với chúng, mà còn vì những cơ chế khác cũng như vì cortisol trực tiếp ngăn chặn chúng.
- Cortisol gây ra sự giảm điều hòa các thụ thể androgen, mà các thụ thể này lại đóng vai trò quan trọng, cho phép testosterone và DHT gắn kết với các tế bào nang lông để đi vào ADN.
Khi bạn bị stress, những chất chống oxy hóa trong vitamin C và vitamin E có khả năng kìm hãm một lượng cortisol cũng như những hư tổn do nó gây ra.
5. Chăm sóc râu kỹ quá mức
Cái gì dù tốt tới đâu mà làm quá mức thì cũng vẫn có thể gây hại.
Về khía cạnh chăm sóc râu cũng vậy, quá mức, quá nhiều cũng có thể gây hư tổn bộ râu của bạn.
Ví dụ, dùng bàn chải râu lông heo rừng thường tốt cho râu và thậm chí còn kích thích râu tăng trưởng, song nếu chải quá mạnh tay, quá thường xuyên, hoặc vừa tắm xong đã chải ngay thì đều có thể khiến bộ râu bị thưa dần đi.
Bên cạnh đó, gội râu quá thường xuyên sẽ khiến cho lớp da bên dưới bị khô và sợi râu dễ gãy, gây hư tổn bộ râu theo thời gian. Bạn chỉ cần gội râu 1, 2 lần mỗi tuần là đủ.
Và cần lưu ý là nên dùng loại dầu gội dành riêng cho râu; không nên dùng dầu gội đầu thông thường.
Những loại dụng cụ như bàn chải râu sử dụng nhiệt và máy sấy có thể gây hư tổn râu vì chúng làm khô lớp biểu bì bên ngoài cùng của sợi râu và làm sôi nước đọng lại bên trong lớp giữa của râu.
Chưa hết, một số sản phẩm như dầu và sáp dưỡng râu có chứa những thành phần ngăn chặn DHT. Dùng quá nhiều những sản phẩm như vậy có thể khiến râu rụng dần đi.
Tham khảo thêm: Top 3 loại thuốc mọc râu tốt nhất của Mỹ.
6. Chứng rụng tóc từng mảng và rụng râu
Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sưng viêm tấn công nang tóc.
Điều này gây nên những mảng trụi lông ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, và tình trạng này ảnh hưởng tới khoảng 2% dân số ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.
Khi tình trạng này xảy ra trên râu thì gọi là chứng rụng râu.
Cũng giống như rất nhiều loại bệnh tự miễn khác, việc chữa trị rất khó khăn, và ta không hiểu hết được những nguyên nhân sâu xa.
Trong một số trường hợp, bệnh rụng lông tóc thường kéo dài cả đời, song cũng có những trường hợp bị rụng theo từng đợt một.
Bệnh rụng lông tóc thường được chữa bằng cách tiêm corticosteroid hoặc thoa kem chứa chất này lên da. Một số bằng chứng còn cho thấy loại gluten ra khỏi chế độ ăn uống có thể giúp bình thường hóa phản ứng tự miễn.
Bạn có thể phục hồi bộ râu của mình bằng cách sử dụng các loại thuốc mọc râu như Aveline. Thuốc mọc râu Mỹ Aveline (https://aveline.vn/san-pham/thuoc-moc-rau-aveline.html) được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, từ 100% thành phần tự nhiên, giúp khôi phục lại mật độ râu bằng cách kích thích râu mới mọc lên, giúp chúng mọc dài hơn, rậm hơn. Thuốc giúp nuôi dưỡng sợi râu khỏe mạnh, và những sợi râu sẽ mọc đều đặn hơn. Sản phẩm đem lại hiệu quả trông thấy chỉ sau một thời gian sử dụng đều đặn.