Những Cây Thuốc Điều Trị Loét Ngoài Da Hiệu Quả
Bài Thuốc Hay Bài thuốc ngoài da

Những Cây Thuốc Điều Trị Loét Ngoài Da Hiệu Quả

Hiện nay với công nghệ hiện đại, điều trị loét da bằng thuốc tây cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, những loại thuốc đó lại có thể gây kích ứng da và làm bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc, chính vì những lý do trên mà những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị loét da. Dưới đây là một số cây thuốc thường dùng.

Với điều kiện khí khậu nhiệt đới, Việt Nam có khoảng hơn 10.000 loài thực vật với hơn 3000 loài có thể được dùng làm thuốc. Trong đó, có một số loại thực vật phổ biến sau đây có tác dụng trị loét da rất tốt

 

  1. Cây nghệ trị loét da hiệu quả

 

Đặc điểm: Nghệ có thân rễ to, mọc thành bụi, phân nhánh, có nhiều củ giống như gừng và rất phổ biến ở nước ta.

Công dụng: Nói tới củ nghệ rất nhiều người biết tới với công dụng thường ngày như thay thế màu công nghiệp, nấu ăn, điều trị sẹo. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng trị loét da, mụn, mụn nhọt rất tốt. Uống nước ép nghệ tươi có tác dụng trị giun, rối loạn kinh nguyệt, viêm lợi, chống dị ứng, không những thế nghệ còn có khả năng kháng lại một số loại ký sinh trùng.

Cách dùng nghệ như sau: nghệ tươi (nghệ già là tốt nhất) giã nhỏ, lấy nước bôi lên vết thương. Có thể lấy bã nghệ tươi đắp một lớp mỏng lên vết loét.

 

  1. Thuốc điều trị loét da từ cây vòi voi

 

Đặc điểm: cây vòi voi có thể tìm ở khắp mọi nơi, cây trưởng thành cao từ 20- 40 cm, lá dài 5- 9cm, nhiều lông, mép răng cưa. Hoa cây vòi voi có màu tím nhạt hoặc trắng.

Công dụng: Cỏ vòi voi theo các bài thuốc dân gian có khả năng chữa tê thấp, viêm, mụn, mẩn ngứa.

Cách dùng: Vết thương sau khi được loại bỏ phần hoại tử lấy nước từ lá cây vòi voi chấm lên vết loét da, vết loét sẽ nhanh lành hơn.

 

  1. Cây nhàu

 

Đặc điểm: Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, cây nhàu núi, nhàu rừng, lá bản rộng, rễ màu vàng đậm, hoa thành cụm và hình thành nhiều quả.

Cách dùng: Lá nhàu có tác dụng kháng khuẩn thường dùng làm thuốc điều trị loét ngoài da. Khi có vết loét, lấy lá nhàu giã nát, đắp ngoài vết thương, bạn sẽ thấy vết thương nhanh lành hơn bình thường. Ngoài ra, lá nhàu giã nát khi đắp lên vùng xương khớp sẽ giảm đau nhức ở vết đau.

 

  1. Cây diệp hạ châu đắng

 

Đặc điểm: Cây Diệp hạ châu đắng thuộc họ thầu dầu, cây trưởng thành cao khoảng 20- 40 cm, cây ít cành, mùi hăng và rất đắng.

Công dụng: Diệp hạ châu đắng ngoài công dụng điều trị loét da còn có tác dụng rất tốt trong điều trị sỏi thận, bàng quang, rối loạn tiêu hóa và là cứu tinh của người đi rừng với công dụng trị sốt rét hiệu quả.

Cách dùng: Lấy lá tươi giã nát đắp lên vết loét, tác dụng điều trị loét da rất hiệu quả. Ngoài ra, lấy khoảng 40g cây tươi hoặc 16g cây khô sắc lấy nước uống có thể trị viêm gan, sốt, vàng da…

Post Comment