Không có thần dược nào có thể khiến râu mọc lên ở nơi không có nang lông. Tuy nhiên, nếu muốn râu mọc nhanh và rậm hơn thì bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng không chỉ mang đến một bộ râu hấp dẫn, mà còn cải thiện cả sức khỏe cơ thể bạn.
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong việc mọc râu
Nội dung chính
Dù râu bạn có rậm hay thưa cỡ nào thì điều này vẫn đều đúng. Mục đích thay đổi chế độ ăn uống là để tăng cường testosterone, giảm estrogen, giữ thông thoáng lỗ chân lông và kéo dài tuổi thọ cũng như độ dài và rậm của râu.
10 thay đổi trong chế độ ăn uống cần thiết cho việc mọc râu
1. Uống nhiều nước hơn
Hầu hết chúng ta đều không uống đủ nước, và điều này ảnh hưởng đến lượng hormone, khả năng giải độc và quá trình sản xuất bã nhờn trên da. Nếu thận không lọc được các chất độc hại thì da sẽ cố đẩy chúng ra ngoài. Điều này khiến vùng mọc lông nhiễm axit và không hề tốt chút nào.
2. Ăn ít muối lại
Có không ít các loại thực phẩm chứa nhiều muối, và không ít người trong số chúng ta hấp thụ một lượng muối đáng sợ mỗi ngày. Muối được thải ra từ lỗ chân lông. Điều này tạo ra những cấu trúc kết tinh xung quanh các nang lông, gây hư tổn và hủy hoại rất nhiều sợi râu.
3. Tăng omega 3, giảm omega 6
Chất béo rất cần thiết, song không phải loại chất béo nào cũng tốt cho cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều omega 6 làm tăng lượng estrogen ở đàn ông, đồng thời làm giảm lượng testosterone cần thiết. Testosterone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng mọc râu khỏe mạnh ở nam giới.
Tăng cường ăn các món như hàu hay cá hồi, đồng thời giảm bớt gà và dầu thực vật.
4. Tăng cường hấp thụ vitamin D
Vitamin D thường không đến từ bữa ăn, song vì nhiều người ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nên phải uống bổ sung vitamin D3. Vitamin D rất quan trọng trong việc tạo hormone. Một hay hai giọt vitamin D3 dưới lưỡi có thể tạo nên khác biệt rất lớn trong tâm lý cũng như giúp râu khỏe mạnh hơn.
5. Tăng cường vitamin C
Bạn có thể dùng các chế phẩm bổ sung vitamin C, song thường thì vitamin này có mặt ở rất nhiều loại thực phẩm như đào và cam. Vitamin C làm giảm sưng tấy rất tốt. Khi cơ thể bị sưng viêm, cortisol được tạo ra. Cortisol là một hormone có khả năng làm giảm lượng testosterone mà cơ thể sản sinh cũng như hấp thụ. Vitamin C không chỉ giúp duy trì lượng testosterone lý tưởng mà còn ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hại.
Biotin có cần thiết hay không?
Bổ sung biotin mang lại nhiều lợi ích nếu cơ thể thiếu chất này. Tuy nhiên, hầu như ai cũng có đủ biotin. Chất này có trong nhiều loại thức ăn. Cho dù cơ thể không thể sản xuất biotin thì cũng có những loại vi khuẩn trong ruột làm được điều ấy. Chính vì thế, khi chế độ ăn uống đã cân bằng thì không cần thiết phải tăng cường biotin.
Xem thêm: Top 3 loại thuốc mọc râu tốt nhất của Mỹ.
6. Giảm thiểu thóc, gạo và ngô
Một số thực phẩm trong số này bám vào kẽm và ngăn cản cơ thể hấp thụ nó. Kẽm, cùng với magie, rất quan trọng trong việc sản xuất testosterone. Kẽm có trong thức ăn và chế phẩm bổ sung. Thịt, quả kiên và trứng rất giàu khoáng chất này, và tốt hơn là bạn không nên ăn chung với các loại thức ăn làm từ thóc, lúa và ngô.
7. Ăn quả hạch Brazil để bổ sung selenium
Selenium là một khoáng chất hay thiếu hụt trong nhiều chế độ ăn uống, song cũng không cần phải dùng đến chế phẩm bổ sung. Một quả hạch Brazil có gần 1000% lượng selenium cần thiết mỗi ngày. Ăn hai quả vào mỗi buổi sáng là quá đủ. Selenium và kẽm giúp cơ thể duy trì lượng testosterone tốt. Ngoài selenium, quả hạch Brazil còn có nhiều loại chất béo có lợi cũng như magie.
8. Cắt giảm đường
Đường có thể làm giảm testosterone trong cơ thể. Mặc dù điều này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng lại có thể gây ảnh hưởng về lâu về dài. Nếu cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hấp thụ quá nhiều ca-lo, lượng estrogen sẽ tăng cao.
Ít người biết rằng đường còn có ảnh hưởng không tốt đến gan, ngăn cản chúng tiết ra SHBG (globulin gắn kết hormone sinh dục). SHBG trôi theo dòng máu và bám vào các hormone như testosterone. Nó vận chuyển testosterone đến phần còn lại của cơ thể. Khi nó không hoạt động, lượng testosterone “tự do” sẽ tăng lên, song lượng testosterone “liên kết” sẽ giảm xuống.
9. Bỏ vape cũng như hút thuốc
Nicotine có ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc tóc vì nó khiến mao mạch teo lại, giảm lượng máu cần thiết chảy đến vùng lông non.
10. Giảm caffeine
Một ít caffeine có thể giúp tăng lượng testosterone, song hấp thụ quá nhiều thì lại khiến adrenaline tăng, cortisol sẽ can thiệp và làm giảm testosterone.
Mỗi người có độ nhạy cảm đối với caffeine khác nhau. Hấp thụ caffeine sẽ khiến thận bị mệt.
Nếu vì thiếu caffeine mà trong ngày bạn cảm thấy uể oải và hoạt động không hiệu quả thì thật là không ổn. Nên cắt giảm cà phê, uống thêm nước và vận động nhiều hơn.
Hỗ trợ mọc râu bằng thuốc mọc râu
Chế độ ăn uống hợp lý mang đến rất nhiều điều tốt cho râu. Tuy nhiên, để việc mọc râu trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn, bạn có thể dùng các sản phẩm kích thích mọc râu. Thuốc mọc râu thảo dược Aveline là một trong những nhãn hiệu đáng tin cậy nhất. Được bào chế từ các thành phần tự nhiên, Aveline kích thích lông non mọc và nuôi dưỡng chúng chắc khỏe, giảm thiểu gãy rụng. Sản phẩm làm tăng độ rậm và dài của râu sau một thời gian ngắn sử dụng, giúp bộ râu luôn khỏe mạnh và lôi cuốn.